Bạn đã biết đủ 4 bước tẩy tế bào chết cho da mặt?
Tẩy tế bào chết da mặt là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da cơ bản nhưng rất nhiều người đang bỏ qua bước chăm sóc da này. Tẩy tế bào chết cho da mặt là một việc rất đơn giản, ít tốn kém chi phí nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da, giúp làn da luôn tươi mới và hạn chế được các vấn đề như mụn, nám,… Hãy cùng BENEW tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bước 1 : Chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp với da mặt của bạn
Mỗi loại da mặt sẽ phù hợp với những sản phẩm tẩy tế bào chết khác nhau. Vì vậy, lựa chọn sản phẩm tẩy da chết cho da mặt thích hợp là rất quan trọng.
Da khô
Tẩy tế bào chết cho da mặt rất quan trọng đối với da khô hoặc da bị bong tróc. Nếu bạn không tẩy tế da chết thường xuyên, các lớp tế bào da chết sẽ tích tụ trên bề mặt da, khiến các sản phẩm chăm sóc da khác của bạn khó có thể thẩm thấu và phát huy hiệu quả của chúng. Tránh tẩy da chết cơ học trên da khô, vì quá trình này có thể dẫn đến các vết thương nhỏ.
AHA có tác dụng hiệu quả đối với da khô. Axit glycolic sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da và giúp tái tạo làn da khỏe mạnh.
Da nhạy cảm
Tránh chà xát hoặc sử dụng các phương pháp tẩy da chết vật lý. Vì da nhạy cảm rất dễ bị mẩn đỏ, kích ứng và khô nên hãy tìm sản phẩm có chứa axit lactic. Axit lactic không chỉ tẩy da chết nhẹ nhàng mà còn cung cấp cho da nhiều độ ẩm cần thiết cho da mặt.
Da dầu
Việc tẩy tế bào chết cho da mặt đối với da nhờn là rất cần thiết để không xảy ra tình trạng nổi mụn, mụn đầu đen và lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Da dầu cũng tẩy tế bào chết 1-2 lần/ tuần, không tẩy hằng ngày. Ngoài ra, da dầu nên dùng các sản phẩm có chứa axit Salycylic vì nó tan trong dầu.
Da hỗn hợp
Da hỗn hợp có thể cần kết hợp tẩy tế bào chết vật lý và hóa học. Tránh sử dụng cả hai phương pháp trong cùng một ngày vì nó có thể gây kích ứng da. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy da chết để làm dịu và ngăn ngừa khô da.
Da thường
Nếu da bạn không có bất kỳ biểu hiện nào nêu trên , bạn có thể chọn bất kỳ phương pháp tẩy da chết nào. Tẩy tế bào chết chết bằng tay và hóa học đều an toàn cho loại da này. Bạn nên thử nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với làn da của mình.
Bước 2: Tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết bạn đang dùng
Tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hóa học là hai phương pháp cơ bản và phổ biến nhất hiện nay.
Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy tế bào chết vật lý được thực hiện sau bước rửa mặt và trước các sản phẩm dưỡng da. Sau khi rửa mặt sạch, bạn cho 1 chút sản phẩm tẩy tế bào chết ra tay rồi bôi nhẹ nhàng lên trên mặt. Bạn nên thật thận trọng và nhẹ nhàng khi sử dụng các sản phẩm tẩy da chết dạng hạt, đặc biệt với những người có làn da nhiều đốm đen. Bởi vì làn da này tránh chà xát mạnh dễ khiến da của bạn bị tăng sắc tố, tăng nguy cơ viêm da.
Tẩy tế bào chết hóa học
Các sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng có dạng lỏng như toner. Cách tốt nhất để sử dụng chúng là sau khi rửa mặt và trước bước serum. Các bước thông dụng là rửa mặt tiếp đến là sử dụng hóa chất tẩy tế bào chết cuối cùng là serum và rồi kem dưỡng da. Một số loại tẩy tế bào chết có thể không cần rửa lại bằng nước, bạn có thể tiếp tục các bước chăm sóc da hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
- Vì tẩy tế bào chết có thể khiến da bạn đỏ hơn bình thường, Do đó, bạn nên tẩy tế bào chết vào buổi tối thay vì buổi sáng.
- Nên sử dụng kem chống nắng có độ SPF cao và kem dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết.
- Không sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết toàn thân cho da mặt.
- Tẩy tế bào chết chỉ 1 – 2 lần/tuần là đủ
Bước 3: Tiến hành tẩy da chết cho da mặt
Công đoạn tẩy tế chết đặc biệt quan trọng, nếu thiếu bước này, bạn chẳng thể dưỡng da hay chăm sóc da hiệu quả ở những bước tiếp theo. Quy trình 3 bước sau đây sẽ giúp bạn tẩy tế bào chết hiệu quả .
Làm giãn nở lỗ chân lông bằng cách xông hơi hoặc ủ khăn ấm.
Bạn có thể thực hiện bước này bằng máy xông hơi hoặc xông hơi theo phương pháp ủ khăn ấm. Chuẩn bị một bát nước nóng có nhỏ vài giọt tinh dầu tự nhiên hoặc những dược liệu có lợi cho da. Sau đó lấy khăn lớn trùm kín đầu. Bạn nên giữ khoảng cách giữa mặt và bát nước xông sao cho da cảm thấy thoải mái. Xông tầm 10 phút là thời gian vừa và đủ để làm lỗ chân lông giãn nở.
Ngoài ra, bạn cũng có thể rửa mặt bằng nước ấm hoặc lấy khăn ấm ủ lên mặt để lỗ chân lông giãn ra. Da mặt bớt khô hơn khiến cho quá trình tẩy da chết hiệu quả hơn.
Tiến hành rửa mặt thật sạch
Rửa sạch mặt bằng sản phẩm rửa mặt yêu thích của bạn. Bước này có tác dụng lấy đi bụi bẩn bã nhờn trên bề mặt da, làm sạch da hoàn toàn.
- Thoa sữa rửa mặt lên tay và tạo bọt.
- Sau đó mát-xa nhẹ nhàng rồi rửa sạch lại bằng nước.
- Lau mặt thật khô bằng khăn bông.
Tẩy tế bào chết
Bạn có thể áp dụng tẩy tế bào chết bằng những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc bằng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt có trên thị trường.
Nếu bạn sử dụng các nguyên liệu tẩy tế bào chết từ thiên nhiên:
Trộn tất cả những nguyên liệu bạn chuẩn bị sẵn thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó nhẹ nhàng dùng hỗn hợp mát-xa lên mặt.
Bằng cách này, tế bào chết trên da sẽ được lấy đi hết trong quá trình bạn mát-xa. Sử dụng tẩy tế bào chết từ thiên nhiên còn vô cùng tiết kiệm. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể bảo quản và sử dụng nhiều lần.
Nếu bạn sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết có sẵn trên thị trường:
Lấy một lượng kem tẩy tế bào chết ra tay và mát-xa đều trên da mặt. Sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Bước 4: Dưỡng ẩm sau tẩy tế bào chết cho da mặt
Tẩy tế bào chết gây khô da. Do đó, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi đó để giữ cho da đủ độ ẩm. Kem dưỡng ẩm chất lượng sẽ làm dịu và phục hồi da. Những lưu ý khi dùng kem dưỡng:
- Thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn ẩm sau khi tắm xong.
- Nếu bạn có làn da nhạy cảm, khô, ngứa và kích ứng. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần làm dịu không chứa axit, chất tạo mùi và phẩm màu.
Tẩy tế bào chết da mặt đúng cách sẽ mang lại cho bạn làn da tươi mới, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Bạn nên chọn đúng sản phẩm phù hợp với làn da, thực hiện tẩy tế bào chết với tần suất hợp lý. Chống nắng và dưỡng ẩm sau đó giúp bảo vệ làn da của bạn. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện để cơ thể luôn khỏe mạnh từ bên trong.