Giỏ hàng

Dưỡng Môi Sao Để Đôi Môi Luôn Mềm Mại!

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về môi như: môi khô, thô ráp, nhiều rãnh, môi quá nhợt nhạt không có sức sống, môi thâm, hay môi không ăn son đều, thì đã đến lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt cho đôi môi của mình. Môi khô và thô ráp không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm mất đi vẻ tươi tắn và quyến rũ của khuôn mặt. Những rãnh sâu và nứt nẻ trên môi có thể khiến bạn tự ti và gặp khó khăn khi trang điểm. Đặc biệt, môi nhợt nhạt và không có sức sống sẽ làm cho toàn bộ diện mạo của bạn trông thiếu sức sống và kém thu hút. Nếu đôi môi bị thâm hay không ăn son đều, việc trang điểm sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và kết quả thường không đạt được như mong muốn. Vậy bạn cần chăm sóc đôi môi của mình như nào?

1. Uống đủ nước giữ độ ẩm cho môi

Sức khoẻ bên trong của cơ thể có ảnh hưởng và phản ánh tới dáng vẻ bên ngoài. Nước là phần không thể thiếu để giúp cơ thể, làn da, bờ môi khỏe mạnh. Vì vậy bạn cần bổ sung nước đều đặn, trung bình tầm 8-10 ly nước mỗi ngày tùy vào cơ địa, tuổi tác và nhu cầu để uống đủ lượng nước cho cơ thể. Nếu môi bạn thường xuyên khô, bong tróc, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể để đảm bảo giữ độ ẩm cho môi.

2. Tẩy trang cho môi

Tương tự như da mặt, sau một ngày hoạt động, ăn uống thì môi cũng cần được tẩy trang và làm sạch để lọa bỏ lớp son trang điểm, bụi bẩn, và đồ ăn dư thừa,… Bạn có thể lấy một lượng đủ nước tẩy trang da mặt vào bông tẩy trang để áp dụng cho môi khi muốn chăm sóc môi.

Để tránh thâm môi do chì ở son môi, bạn hãy luôn nhớ tẩy trang cho đôi môi trước khi đi ngủ.

3. Tẩy da chết cho môi

Thông thường, mọi người chỉ nghĩ tới tẩy trang cho da mặt, nhưng thật ra đôi môi cũng cần được tẩy trang 1 đến 2 lần mỗi tuần. Tẩy da chết cho môi sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, lớp son và vi khuẩn giúp môi được mềm mại hơn.

Cách tẩy da chết cho môi tự nhiên:

Bạn trộn dầu dừa, mật ong và đường nâu thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa hỗn hợp và chà lên môi nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong hai đến ba phút và rửa sạch bằng nước ấm. Sau khi chăm sóc môi theo cách này, bạn sẽ nhận thấy đôi môi  mềm mại và nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều.

Nếu bạn đang sử dụng một sản phẩm chăm sóc môi khô khác để tẩy tế bào chết, thì cần đảm bảo sản phẩm không chứa thành phần hóa chất trước khi sử dụng. Lưu ý không tẩy tế bào chết đối với tình trạng môi đang bị thương hay đang bị nhiễm trùng.

4. Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh sáng mặt trời

Lượng tia UV ánh nắng mặt trời tiếp xúc với môi còn nhiều hơn so với lượng tuyến dầu môi tạo ra. Việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể gây tổn thương dẫn tới khô môi, vết nứt nẻ.

Tia cực tím còn là nguyên nhân gây nên tình trạng keratoses actinic (dày sừng quang hoá) – ung thư da hình thành trên môi. Chính vì thế, bạn nên tìm loại kem chống nắng dành cho môi có chỉ số SPF +15  và sử dụng khẩu trang để che chắn bảo vệ môi khỏi tác động của tia UV.

5. Thoa dưỡng môi thường xuyên (đặc biệt ban đêm) để chăm sóc môi

Son dưỡng môi chống thâm có màu Benew Natural Herb Lip Balm

Bạn có thể sử dụng loại son handmade được làm từ thành phần tự nhiên để hạn chế tác động của thành phần hoá học lên môi, đồng thời giúp tạo một lớp bảo vệ quanh môi của bạn, và che chắn chúng khỏi không khí gây khô môi, bụi bẩn và ánh sáng mặt trời. Son dưỡng có tác dụng giúp cung cấp và duy trì độ ẩm cho môi.

Điều kiện thời tiết hanh khô, hoặc ở không khí lạnh cũng có thể khiến môi khô, nứt nẻ. Chăm sóc môi khô bằng son dưỡng sẽ là cách hữu hiệu giúp làm dịu môi. Bạn nên tìm loại dưỡng môi hằng ngày mà bạn dễ mang theo để có thể thường xuyên thoa lại và duy trì sự mềm mại cho môi.

Ban đêm áp dụng dưỡng môi cuối ngày để giúp khoá độ ẩm, giúp môi thư giãn và phục hồi sau một ngày dài. Sau một đêm, môi được cung cấp độ ẩm đầy đủ sẽ giúp đôi môi của bạn căng mọng hơn khi thức dậy.

6. Massage cho môi 

Một trong những cách chăm sóc môi khỏe mạnh hiệu quả còn là massage đôi môi để giúp thúc đẩy lưu thông máu. Từ đó giúp giữ sắc hồng tự nhiên cho đôi môi. 

Cách massage cho môi: Thoa lớp son dưỡng ẩm hoặc dầu dừa, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng cho môi. Xoa bóp nhẹ nhàng 2-3 phút mỗi ngày sau khi chăm sóc da và đánh răng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cải thiện sắc hồng tự nhiên cho đôi môi.

7. Cách chăm sóc môi: Không liếm môi

Liếm môi là thói quen không tốt cho môi của bạn. Nhiều người nhầm tưởng rằng, khi môi khô, việc liếm môi sẽ giúp môi ẩm ướt hơn. Nhưng điều này lại làm tình trạng môi khô bong tróc trầm trọng hơn khi nước bọt bay hơi và lấy đi độ ẩm từ bề mặt môi.

Ngoài 7 cách chăm sóc môi đơn giản trên, bạn nên tránh hút thuốc lá và xác định một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tới màu sắc, độ ẩm của mô để tránh. Khi sử dụng một số thuốc như thuốc kháng histamine, hóa trị, thuốc lợi tiểu, tác dụng phụ của những chất này sẽ gây mất nước cho môi .

Thuốc trị mụn trứng cá tại chỗ chứa các thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide cũng có thể gây khô môi. Khi tiếp xúc với những thành phần này, môi sẽ trở nên thô ráp và nứt nẻ. Từ đó, bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần trên để tránh những tác dụng phụ mà các thành phần trên gây ra cho môi.

Back top