MẶT NẠ NÀO DÙNG TỐT NHẤT HIỆN NAY
1. Mặt nạ giấy từ vải không dệt
Vải không dệt là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường để sản xuất sheet mask. Tuy nhiên loại vải này có một điểm hạn chế đó là khả năng “vận chuyển” dưỡng chất từ mặt nạ tới da. Bởi tính chất của vải nên dưỡng chất dễ bay hơi nhanh.
2. Lyocell
Lyocell hay còn gọi là Tencel – là một loại vải sinh học làm từ sợi tre. Đây là loại vải tự nhiên, 100% vật liệu phân huỷ sinh học.
Vì được làm từ những sợi bông tự nhiên mà mặt nạ Tencel mỏng nhẹ hơn nhiều so với mặt nạ cotton. Chất liệu cotton thường nặng hơn, khả năng hấp thụ cũng kém hơn khiến mặt nạ dễ xê dịch, rơi rớt khi bạn di chuyển. Tuy có kết cấu tương đối giống sợi cotton, nhưng mặt nạ Tencel lại mỏng, nhẹ, thoáng khí hơn. Khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi sử dụng.
Kết cấu của loại vải này rất mềm, ngăn ngừa khả năng kích ứng cho da, phù hợp với làn da vô cùng nhạy cảm. Mặt nạ Lyocell mềm mại và thấm nước hơn bông, gần như trong suốt, ôm sát vào mặt và khả năng đưa dưỡng chất tới toàn bộ khuôn mặt.
Nếu bạn từng khó chịu về việc dưỡng chất chảy xuống cổ khi đắp mặt nạ, thì đừng ngại tìm đến những loại mặt nạ làm từ chất liệu Tencel nhé! Điều đặc biệt ở chất liệu Tencel đó là khả năng thẩm thấu tuyệt vời. Những dưỡng chất được thấm hút gần như hoàn toàn vào mặt nạ. Từ đó sẽ mang lại nhiều lượng tinh chất hơn cho làn da của bạn. Không hề bỏ phí một giọt tinh chất quý giá nào.
3. Hydrogel
Hydrogel là một loại polymer siêu hấp thụ. Nó có chứa một số lượng lớn các nhóm hút nước mạnh có cấu trúc cụ thể. Đồng thời nó cũng có thể tạo ra liên kết có tính thấm cao trong polymer. Từ đó, hấp thụ nước qua cấu trúc lưới của chính nó. Chất giữ nước Hydrogel có thể hấp thụ hàng trăm trọng lượng của chính nó.
4. Bio cellulose
Bio cellulose là một loại vật liệu tự nhiên, được làm bằng sợi cellulose siêu mịn, sản xuất bởi quá trình lên men của nước dừa. Ban đầu, bio cellulose được ứng dụng trong y tế, giúp điều trị bỏng và vết thương bởi khả năng liên kết da và duy trì độ ẩm. Sau đó, bio cellulose được sử dụng trong mỹ phẩm. Giống như lyocell, bio cellulose cũng là vật liệu 100% phân huỷ sinh học, thân thiện với môi trường.
So sánh nhanh ưu điểm của mặt nạ Tencel so với các loại mặt nạ khác
Mặt nạ Tencel | Mặt nạ cotton khác | |
Mỏng, nhẹ, mềm mại | Nặng, dễ rơi rớt | |
Không bị ảnh hưởng khi di chuyển | Dễ dàng rơi rớt khi hoạt động | |
Thoáng khí, dễ chịu | Bí bách, khó chịu | |
Hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất | Khả năng hấp thụ kém | |
Tự nhiên 100% | Làm từ sợi tổng hợp, dễ bị nhiễm bẩn |
5. Mặt nạ Tencel nào chất lượng nhất hiện nay?
Chất liệu mặt nạ sinh học thiên nhiên Tencel trong suốt từ bột gỗ tre giúp da hấp thụ tối đa dưỡng chất, khả năng bám và ôm sát vào da, nhờ đó dưỡng chất sẽ thẩm thấú sâu và đều cho toàn bộ da mặt. Với kết cấu đặc biệt, làm giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn. Một số thí nghiệm cho thấy sự phát triển của vi khuẩn trên chất liệu Tencel rất ít so với các loại vải khác. Với lại, sợi vải Tencel từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên rất lành tính không gây dị ứng cho mọi làn da.