Giỏ hàng

Nếu thiếu ngủ da của bạn sẽ tệ như thế nào ?

 

Thiếu ngủ - bạn đồng hành của “lão hóa da” 

 Khi bạn không ngủ đủ, mọi thứ bắt đầu trở nên thật tồi tệ. Hãy tưởng tượng khi thiếu ngủ bạn sẽ trông  trông giống như một zombie bước ra từ bộ phim kinh dị. Từ thể chất đến tinh thần của bạn đều tụt dốc một cách không thể tưởng tượng được đặc biệt là sức khỏe làn da của bạn. Hãy cùng BENEW tìm hiểu tác hại cũng như cách khắc phục nhé!

Mục lục: 
1.Tác hại của thiếu ngủ đối với làn da
1.1 Lão hóa da 
1.2 Xuất hiện nếp nhắn và không đều màu da 
1.3 Gây mụn
1.4 Mất sự tươi tắn và sự sống
2. Ngủ bao nhiêu là đủ?
3. Cách để cải thiện giấc ngủ.
 
1. Tác hại của thiếu ngủ đối với làn da

Theo các nghiên cứu khoa học, thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không đủ có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe da. Dưới đây là một số hiệu ứng tiêu cực của thiếu ngủ đối với làn da:

1.1 Lão hóa da:

Thiếu ngủ có thể dẫn đến gia tăng sản xuất cortisol, một hormone căng thẳng. Cortisol có thể phá hủy collagen, protein quan trọng giữ cho da săn chắc và đàn hồi. Khi collagen bị suy giảm, da dễ bị nhăn và xuất hiện dấu hiệu lão hóa. Bạn có thể trông già hơn vài tuổi sau 1-2 tuần thiếu ngủ đấy.

1.2 Xuất hiện nếp nhăn và đồng nhất màu da: 

Khi thiếu giấc ngủ, da mất đi sự cân bằng độ ẩm và không được tái tạo đầy đủ. Điều này có thể gây ra sự xuất hiện của nếp nhăn, làm mất đi độ đàn hồi tự nhiên của da. Ngoài ra, da cũng có thể trở nên không đồng nhất màu sắc, mờ mịt và mất sự rạng rỡ.

1.3 Gây mụn:

Thiếu ngủ có thể tăng sản xuất dầu tự nhiên trên da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm và gây ra mụn trứng cá. Khi bạn không có giấc ngủ đủ, cơ thể sản xuất nhiều cytokine - một hợp chất gây viêm. Các phản ứng viêm cùng với sự mất cân bằng nước và natri có thể dẫn đến sưng và đỏ da.

1.4 Mất sự tươi tắn và sức sống: 

Ngủ không đủ làm da trông mệt mỏi, khô ráp và không có sự rạng rỡ tự nhiên. Da thiếu sự tái tạo và phục hồi, làm mất đi vẻ tươi tắn và sức sống của nó.

2. Ngủ bao nhiêu là đủ?

Đa số mọi người sẽ cần ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm để có thể hoàn toàn tỉnh táo vào ngày hôm sau. Tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào các yếu tố khác bao gồm tuổi tác, di truyền và giấc ngủ có chất lượng hay không. 

Nhu cầu ngủ mỗi ngày theo từng độ tuổi như sau:

- Trẻ em 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ

- Trẻ em 4-11 tháng tuổi: 12-16 giờ

- Trẻ em 1-2 tuổi: 11-14 giờ

- Trẻ em 3-5 tuổi: 10-13 giờ

- Trẻ em 6-12 tuổi: 9-12 giờ

- Thanh thiếu niên 13-17 tuổi: 8-10 giờ

- Người lớn 18-64 tuổi: 7-9 giờ

- Người trên 65 tuổi: 7-8 giờ

Bên cạnh thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Khi ngủ, chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ là buồn ngủ, ngủ nông, ngủ vừa đến sâu, ngủ sâu nhất và mơ. Giai đoạn ngủ sâu nhất là giai đoạn quan trọng để phát triển và sửa chữa mô tế bào, phục hồi cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 giờ. Nếu bạn ngủ không ngon, cơ thể bạn sẽ không trải qua giai đoạn này. Đó là lý do có những người chỉ ngủ 7 giờ mỗi đêm là đủ. Trong khi những người khác dành 9 giờ mỗi đêm để ngủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi. 

3. Cách để cải thiện giấc ngủ 

- Một giấc ngủ trưa ngắn có thể hỗ trợ cho cơ thể bạn. Tuy nhiên bạn không nên ngủ quá 30 phút, ngủ nhiều hơn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ buổi tối của bạn.

- Hoạt động thể chất ban ngày có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mỗi ngày hãy dành ra 20-30 phút tập thể dục và tập trước giờ ngủ 5-6 giờ.

- Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin – một loại hormone hỗ trợ cho giấc ngủ thông qua việc quản lý chu kỳ ngủ tự nhiên.

- Không uống cà phê, trà và nước tăng lực vào buổi chiều đến tối, chúng có thể khiến bạn khó ngủ hơn. 

- Tránh uống rượu trước khi ngủ vì nó có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn.

- Ăn một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt; hạn chế chất béo, đồ ngọt và đồ nướng, thực phẩm chiên hoặc hun khói…

- Trước khi ngủ 1 tiếng, bạn nên ngừng sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi. Thay vào đó, các hoạt động thư giãn như tắm nước ấm, hít thở, thiền định, nghe nhạc hay đọc sách sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

 - thư giãn trước khi ngủ bằng cách đắp mặt nạ giấy mát. Hãy để mặt nạ vào tủ lạnh để thỉnh thoảng đắp lên mặt rồi nằm thu giãn trước khi đi ngut, thử đi nhé, phê lắm đó

Tham khảo mặt nạ Hàn Quốc Dabo cấp ẩm với thành phần collagen cấp ẩm sâu thích hợp cho mùa hè khi bạn hoạt động trong diều hoàn quá lâu.

- Tạo môi trường ngủ dễ chịu: chăn, nệm và gối thoải mái, không quá sáng, không gian yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ.

- Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể xây dựng thói quen ngủ đều đặn.

- Tránh ăn trong vòng 02 giờ trước khi đi ngủ. Bạn chỉ nên uống một ít sữa, ăn thức ăn nhẹ hoặc một ít ngũ cốc nếu bạn đói. Uống nhiều nước trước khi ngủ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì phải thức dậy đi tiểu.

Một số chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ… có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn cần điều trị và kiểm soát các tình trạng này để có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

Với các gợi ý trên mong các bạn sẽ có thể cải thiện giấc ngủ của mình thật tốt nhé!


 
Back top