Giỏ hàng

Tẩy da chết: Bí quyết để có một làn da khoẻ mạnh

Tẩy tế bào chết giúp cải thiện vẻ ngoài làn da của bạn tuy nhiên nó không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu không được thực hiện đúng cách, tẩy tế bào chết có thể gây hại nhiều hơn lợi. Vì thế, bạn phải thực hiện theo một chu trình phù hợp, an toàn để không làm tổn thương da hoặc dẫn đến tăng mẩn đỏ, nổi mụn.

Tẩy tế bào chết cho da thực chất là gì ?

Nói một cách đơn giản, tẩy tế bào chết cho da là bạn đang lấy đi lớp tế bào chết trên cùng của bề mặt da. Về bản chất, theo chu kỳ khoảng 30 ngày, làn da của bạn sẽ tự loại bỏ các tế bào chết để nhường chỗ cho những tế bào da mới khỏe mạnh và tươi mới hơn. Nhưng đôi khi làn da của bạn không loại bỏ sạch các tế bào da chết. Điều này có thể khiến làn da bong tróc và khô ráp đồng thời làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.

Lợi ích khi tẩy tế bào chết cho da

Lợi ích đầu tiên chính là có thể làm cho làn da của bạn trông sáng hơn và tăng cường khả năng hấp thụ các sản phẩm dưỡng da khác.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường sản xuất collagen của da, đây có thể là chìa khoá mang lại làn da sáng đẹp, đàn hồi da căng hơn và giảm bớt nếp nhăn hoặc chảy xệ. Ngoài ra, tẩy tế bào chết giúp ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít nổi mụn hơn.

Có nên tẩy tế bào chết cho da mặt của bạn?

Một số nguyên nhân như thời tiết hay bụi bẩn, nắng nóng dễ khiến tế bào chết trên da không thể bong tróc tự nhiên được. Lâu dần lớp tế bào chết này sẽ trở thành lớp sừng dày, ngăn chặn sự hình thành và tái tạo tế bào mới của da. Nó khiến da dễ dàng bám bụi bẩn, nhờn rít, lỗ chân lông to dần, sần sùi, dễ gây mụn và thâm nám.

Đây là bước chăm sóc da đơn giản nhưng vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giữ cho da luôn khỏe mạnh mà còn tươi sáng từ sâu bên trong. Tẩy tế bào chết sẽ giúp ngăn ngừa thâm nám và tàn nhang, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa trên da, giúp da tươi trẻ lâu hơn.

Các phương pháp tẩy tế bào chết cho da

Có hai loại tẩy tế bào chết cho da cơ bản cần biết là vật lý và hóa học .

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý là bất kỳ quá trình nào liên quan đến việc chà xát da mặt bằng các sản phẩm tẩy da chết. Ví dụ như: bàn chải khô, găng tay tắm có lưới và xơ mướp,…

Ưu điểm: Dễ thực hiện dàng, không tốn kém và dễ tiếp cận. Bạn có thể thực hiện việc này tại nhà với hỗn hợp tẩy tế bào chết tự làm.

Nhược điểm: Nếu thực hiện không đúng cách, tẩy tế bào chết vật lý có thể gây kích ứng da, gây mẩn đỏ, khô da hoặc nổi mụn.

Công cụ:
Găng tay tẩy tế bào chết : Về cơ bản là một chiếc găng tay nhỏ thô sử dụng cho cánh tay, chân, bụng và các phần cơ thể khác của bạn.
Ban chải khô: Chúng được thiết kế để sử dụng cho vùng da khô. Phù hợp để tẩy tế bào chết cho cánh tay và chân.
Bọt biển: Có hai loại. Đầu tiên là một miếng bọt biển tự nhiên. Loại thứ hai là bóng lưới nhẹ nhàng, bông xốp. Dành cho cơ thể của bạn (tuy nhiên không thích hợp sử dụng cho khuôn mặt của bạn).
Đá bọt: Đá bọt là một loại đá tự nhiên thường được sử dụng để cho gót chân khô và nứt nẻ.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học là một phương pháp tẩy tế bào chết phổ biến khác. Bao gồm việc thoa lớp axit nhẹ lên da trong một thời gian ngắn và để nó hòa tan da chết.

Các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da có chứa các axit như:

  • Axit Alpha-hydroxy ( AHA )
  • Axit beta-hydroxy ( BHAs )
  • Retinol.

Những hoạt chất này sẽ giúp tái tạo làn da của bạn và loại bỏ tế bào chết.

Ưu điểm: Hiệu quả của phương pháp tẩy tế bào chết hóa học đáng kể hơn so với phương pháp khác. Làn da của bạn sẽ mịn màng, tươi sáng hơn trong thời gian ngắn

Nhược điểm: Các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có giá cao hơn đáng kể so với các sản phẩm tẩy da chết vật lý.

Cách chọn phương pháp tẩy da chết cho từng loại da

Vì một số loại tẩy tế bào chết có thể không phù hợp với làn da của bạn. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải xác định bạn thuộc loại da gì trước khi sử dụng

Da thường
Da thường có thể phù hợp  hầu hết các phương pháp tẩy tế bào chết .Bạn chỉ cần tìm một sản phẩm tẩy da chết bạn thích dựa trên ngân sách và sở thích cá nhân.

Da nhạy cảm
Nếu làn da của bạn có xu hướng mẫn cảm và dễ nổi mụn, hãy thử các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da có chứa BHA ít gây kích ứng hơn các chất tẩy da chết hóa học hoặc vật lý khác.

Da dầu
Nếu da của bạn trong tình trạng nhờn liên tục. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh hơn như tẩy tế bào  chết hóa học. Chúng giúp làm sạch dầu và da chết hiệu quả.

Da khô
Nếu da của bạn thường xuyên bong tróc. Hãy sữ dụng các sản phẩm có chứa AHA (như axit glycolic). Nó có thể phá vỡ lớp bề mặt da chết, cho phép kem dưỡng ẩm hoặc thấm vào da.

Da hỗn hợp
Nếu da của bạn có một chút điểm của da dầu, một chút da khô hay da mụn. Hãy đầu tư vào các sản phẩm tẩy tế bào chết cho từng vùng da. Hãy thử dùng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lí hoặc hóa học trên vùng da nhờn ngày đầu. Ngày tiếp theo sử dụng AHA mức độ thấp trên vùng da khô.

Da dễ bị mụn
Nếu bạn dễ bị nổi mụn, thì retinoids là giải pháp cứu cánh. Hãy tìm sản phẩm tẩy tế bào chết cho da có chứa retinoid, axit glycolic và axit salicylic.

Tần suất tẩy da chết như thế nào là phù hợp?

Chúng ta chỉ nên tẩy 1 – 2 lần/tuần là an toàn, để không gây nguy hại cho làn da. Riêng đối với những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần. Các trường hợp còn lại chỉ cần 1 lần/tuần là đủ. Tránh tẩy tế bào chết quá nhiều vì nó có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng.


Những điều cần lưu ý khi tẩy da chết

  • Với vùng da mặt, tránh thoa sản phẩm vào những khu vực nhạy cảm như mắt, khóe miệng.
  • Cần lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết cẩn trọng và phù hợp với da của bạn.
  • Không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều lần trong một tuần.
  • Không sử dụng cách tẩy tế bào chết toàn thân để áp dụng cho da mặt
  • Dưỡng ẩm da sau khi khi tẩy tế bào chết.
  • Chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần/tuần.

Tẩy tế bào chết cho da là một nhân tố quan trọng để xây dựng một làn da khỏe mạnh, tươi mới .Bạn cần xác định loại da của mình để lựa chọn đúng phương pháp và tần suất tẩy tế bào chết phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập thể dục để nâng cao sức khỏe từ bên trong. Nếu da có tình trạng kích ứng, nổi đỏ bạn hãy đến bác sĩ để được nghe tư vấn bạn nhé!

Back top